Đang truy cập: 3 Trong ngày: 70 Trong tuần: 352 Lượt truy cập: 371081 |
Để có sự thống nhất đồng loạt trong sản xuất bu lông đai ốc thì các nhà khoa học đã tổng hợp, tổng kết và đưa ra các tiêu chuẩn kĩ thuật để tạo ra bu lông chất lượng được đưa ra thị trường. Những tiêu chuẩn cần thiết này để bu lông trở thành sản phẩm tốt nhất cho các thiết bị máy móc, cơ khí, các công trình, dự án…Vậy hiện nay các tiêu chuẩn bu lông đai ốc nào được dùng phổ biến?
1.Bảng thông kê các tiêu chuẩn cho các loại bu lông đai ốc
Dưới đây là bảng thống kê các tiêu chuẩn bu lông được sử dụng trên thị trường Việt Nam hiện nay.
2. Các tiêu chuẩn bu lông đai ốc phổ biến hiện nay tại Việt Nam
2.1 Tiêu chuẩn DIN - Deutsches Institut fur Normung
DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức và một số thị trường liên quan với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và họat động kinh tế. DIN đại diện cho Đức tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn Châu Âu (CEN và CENELECT) trong nỗ lực hoàn thiện một thị trường chung Châu ÂU.
Đến nay, đã có hơn 12000 tiêu chuẩn DIN được ban hành bao gồm các lĩnh vực sau: Đơn vị đo, thiết bị đóng gói, phân tích nước, xây dựng dân dụng (gồm cả vật liệu xây dựng, hợp đồng xây dựng (VOB), phân tích mẫu đất, chống ăn mòn kết cấu thép), thử nghiệm vật liệu (thiết bị thử nghiệm, nhựa, cao su, sản phẩm dầu, chất bán dẫn), ống thép, máy công cụ, mũi khoan, vòng bi và công nghệ xử lý
Bộ tiêu chuẩn DIN cho các sản phẩm bu lông ốc vít:
- DIN 933 – Bulong liên kết ren suốt
- DIN 931 – Bulong liên kết ren lửng
- DIN 912 – Bulong liên kết lục giác chìm
- DIN 934 – Đai ốc
- DIN 125 – Đệm phẳng
- DIN 127 – Đệm vênh
- DIN 975 – Thanh ren
- DIN 580 – Bulong mắt (móc cẩu)
- DIN 6334 – ECU nốiDIN 603 – Bulong đầu tròn cổ vuông
- DIN 1587 – Êcu mũ
- DIN 6923 – Đai ốc chống soay (Flange nut)
- DIN 965 – Vít bulong đầu bằng
- DIN 7991 – Vít lục giác chìm đầu bằng
- DIN 7380 – Vít lục giác chìm đầu chỏm cầu
- DIN 985 – Êcu khóa
- DIN 7985 – Vít pake đầu tròn
- DIN 315 – ECU tai hồng
2.2 Tiêu chuẩn ASTM - ASTM International
Tiêu chuẩn ASTM (ASTM International) được xây dựng với sự tham gia của 132 Ban soạn thảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đến nay, đã có hơn 9100 tiêu chuẩn về chỉ tiêu kỹ thuật, thử nghiệm, quy phạm, hướng dẫn và định nghĩa liên quan đến vật liệu, sản phẩm, các hệ thống và dịch vụ.
ASTM International đã ban hành các tiêu chuẩn về các lĩnh vực như kim loại, sản phẩm từ hoá chất, dầu nhớt, nhiên liệu hóa thạch, dệt may, sơn, nhựa, cao su, đường ống, năng lượng, thiết bị y tế và nhiều lĩnh vực khách vụ.
2.3 Tiêu chuẩn JIS - Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi ở Nhật. Tiêu chuẩn này dựa trên Luật tiêu chuẩn hoá công nghiệp được ban hành tháng 6/1949 và thường được biết tới dưới cái tên dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản hay JIS.
Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được qui định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (JAS).
2.4 Tiêu chuẩn ISO -International Organization for Standardization
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneve, Thụy Sỹ. ISO có hơn 200 Ban kỹ thuật có nhiệm vụ biên soạn và ban hành các tiêu chuẩn. Cho đến nay, các Ban kỹ thuật đã ban hành hơn 18.000 tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn về quản lý.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 về quản lý chất lượng do Ban kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu vào năm 1987. Hiện nay có hơn 150 nước tham gia vào tổ chức quốc tế này, trong đó Việt nam tham gia vào ISO từ năm 1977.
2.5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1916 – 1995
TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
Bu lông phổ thông dùng cho kết cấu thép phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 1916 : 1995. Cấp độ bền của bu lông phải từ 4.6 trở lên. Bu lông cường độ cao phải tuân theo các quy định riêng tương ứng.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho bu lông, vít, vít cấy và đai ốc, có ren hệ mét theo TCVN 2248 - 77 với đường kính ren từ 1 đến 48 mm
Kết luận:
Trên đây là các tiêu chuẩn bu lông đai ốc phổ biến tại Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn có thể hiểu rõ hơn về những tiêu chuẩn bu lông đai ốc hiện nay từ đó giúp bạn chọn được loại bu lông đai ốc phù hợp nhất mang lại hiêu quả hoàn thiện nhất cho công trình của bạn.
Quý khách có nhu cầu tư vấn và mua bu lông đai ốc, xin hãy liên hệ với Hùng Cường để được hỗ trợ tốt nhất.
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Bản quyền © 2013 Thuộc Công ty TNHH Công Nghiệp Phụ Trợ Hùng Cường | Email: cokhiphutro@gmail.com | ||
Địa chỉ: Số 45 tổ 23, P.Yên Sở, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, Việt Nam. |
Điện thoại: (04) 36 454 448 |
||
MST: 0106143255 |
Fax: (04) 36 454 449 |
thanh ren, ty ren, kẹp treo ty, bulong, bu lông, giá bu lông, giá bulong, bulong mong, bulong neo, kẹp xà gồ, kẹp treo ống, beam clamp, kẹp treo đèn
Chính sách vận chuyển và thanh toán Chính sách bảo hành Chính sách đổi hàng Chính sách bảo mật