Đang truy cập: 18 Trong ngày: 87 Trong tuần: 468 Lượt truy cập: 383234 |
Tắc kê là sản phẩm cơ khí với nhiều loại khác nhau, được ứng dụng nhiều lĩnh vực khác nhau như: lắp đặt hệ thống đường ống gió, ống nước, với ren trong để gắn bu lông … trong những tòa nhà, siêu thị, chung cư…Tắc kê đạn và tắc kê sắt là hai loại được dùng phổ biến nhất. Chúng ta cùng Hùng Cường tìm hiểu hai loại này có điểm giống và khác nhau như thế nào?
1.Tắc kê đạn là gì?
Tắc kê đạn (hay tắc kê nở, nở đạn, nở đóng) là một chi tiết có dạng thân tròn, hình ống, có tác dụng liên kết các hệ thống phụ của tòa nhà với trần bê tông. Khi làm việc với tắc kê đạn, người thi công sẽ khoan một lỗ có đường kính tương ứng với tắc kê đạn rồi đóng nó vào trong lỗ khoan, sau đó lắp ty ren để treo hệ thống khác. Tắc kê đạn được sản xuất với nhiều kích thước khác nhau tùy theo từng mục đích và nhu cầu sử dụng.
Tắc kê đạn
2. Tắc kê sắt là gì?
Tắc kê sắt hay còn được biết đến với các tên gọi khác như bu lông nở, , bu lông nở sắt, nở rút sắt...Nó có dạng hình ống, thân tròn, làm từ thép với công dụng tạo nên điểm bu lông neo dài hạn trong nền bê tông, tường gạch và khối xây. Đây là loại tắc kê đóng có chức năng giúp làm giãn nở bu lông nhờ lực đóng thông qua mũi đục lắp bu lông chuyên dụng tương ứng với mỗi đường kính của từng loại bu lông.
Tắc kê sắt ( nở rút sắt)
3. So sánh tắc kê đạn và tắc kê sắt
3.1 Điểm giống nhau của tắc kê đạn và tắc kê sắt
- Là loại phụ kiện phụ trợ, được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Nó có công dụng để treo đỡ các vật có khối lượng lớn.
- Vật liệu sản xuất: chế tạo từ thép carbon 5.6 hoặc thép không gỉ inox
- Đều có quy trình thi công chung: Phải khoan lỗ khoan với kích thước phù hợp, sau đó sử dụng búa đóng để đóng vào lỗ khoan cho giá treo lên và xiết bu long lại. Hoàn thiện mối ghép.
- Khi sử dụng 2 loại tắc kê sẽ phẳng với vật liệu nền sau khi lắp đặt không nhô ra ngoài. Độ nông sâu của chúng sẽ phụ thuộc vào việc chiều sâu lỗ khoan..
- Kết hợp sử dụng chúng với bu lông lục giác, thanh ty ren để đem lại hiệu quả hơn.
3.2 Sự khác nhau của 2 loại tắc kê
- Về cấu tạo:
+ Tắc kê đạn : cấu thành từ 4 bộ phận sau:
- Phần đầu: Bên trong được tiện ren để nối thanh ty ren hoặc bu lông với nở đạn.
- Phần thân: phần thân có hình trụ tròn, rỗng bên trong
- Phần áo nở: liền với phần thân, có tác dụng nở ra để ép sát vào thành bê tông, nhờ đó tạo ra liên kết giữa kết cấu bê tông với tắc kê đạn. Phần áo nở có dập các đường gân nổi bên ngoài giúp tăng ma sát cho việc liên kết.
- Phần đạn nở: nằm ở vị trí bên trong thân , chịu lực đẩy của bu lông hoặc thanh ren để di chuyển sâu vào trong nền bê tông, áo nở sẽ nhờ đó mà giãn ra, tạo nên liên kết giữa nền bê tông và nở đạn.
+ Tắc kê sắt: có cấu tạo gồm các bộ phận sau:
- Đầu nở: có đường kính nhỏ so với toàn bộ thân và không được tiện ren và là nơi chịu lực chính từ búa tác động .
- Thân nở rút: là khối thép hình trụ với ½ chiều dài được tiện ren tính từ đầu nở đến giữa thân nở.
- Chân nở: có dạng hình nón. Nhiệm vụ của chân nở là làm căng áo nở khi xoay bu lông nhằm tăng lực ma sát với trần bê tông
- Áo nở: được chế tạo từ loại thép mỏng, thiết kế với 3 cánh hoa khép kín bao quanh thân tắc kê và có thể dịch chuyển tịnh tiến so với thân, tạo ma sát giữa thân tắc kê nở với trần bê tông giúp cố định kết cấu.
- Long đen: Long đen được kết hợp nhằm phân bố lực kéo để chia đều lên kết cấu cần thi công, đảm bảo an toàn cho mối ghép.
- Ecu (đai ốc): Có vai trò xiết chặt kết cấu được cố định với trần bê tông thông qua nở rút.
- Về nguyên lí hoạt động:
+ Tắc kê đạn : khi đóng tắc kê vào lỗ trên tường bê tông, lúc này lực ma sát giữa tắc kê và tường không lớn lắm, không đủ để liên kết một cơ cấu với tường bê tông. Khi vặn thanh ty ren, hay bu lông vào tắc kê, càng vặn sâu thì phần đuôi tắc kê càng nở to ra, ép lên tường bê tông, tạo ra lực ma sát lớn.
+ Tắc kê sắt: Sau khi đóng tắc kê sắt vào lỗ khoan trên bề mặt bê tông, tiến hành gắn kết cấu/thiết bị lên nền bê tông và xiết chặt đai ốc để thân tắc kê được kéo ra. Phần áo nở được cố định trong lỗ khoan, khi thực hiện kéo thân tắc kê thì phần chân hình nón của tắc kê sẽ làm phần áo nở được mở ra, tăng lực ma sát giữa tắc kê và bê tông (hành động này tương tự như khi ta bật ô).
- Về công dụng:
+ Tắc kê đạn: đóng vai trò là giá đỡ an toàn cho các thiết bị và hệ thống treo của công trình như: Treo hệ thống đường ống, hệ thống thang máng cáp, treo hệ thống trang trí nội, thi công trang trí trẩn thạch cao, hay treo hệ thống giá đỡ các thiết bị hay máy móc khác
+ Tắc kê sắt: có công dụng là liên kết bản mã, giá đỡ, giàn thép và các kết cấu khác với bề mặt của bê tông, tường bê tông của công trình. Do vậy, tắc kê sắt được sử dụng để khoan, cắm nở sắt, bắt dầm sàn, liên kết khung kính, làm lan can, giá đỡ cho các hệ thống ống trong các công trình xây dựng.
Kết luận:
Qua sự so sánh trên ta thấy vai trò của tắc kê đạn và tắc kê sắt gần giống nhau và chúng có đặc điểm cấu tạo riêng biệt. Hùng Cường chuyên cung cấp tắc kê các loại: tắc kê sắt, tắc kê đạn, tắc kê nhựa.. và nhiều các phụ kiện khác như thanh ty ren, bu lông ốc vít, kẹp xà gồ ... với đầy đủ kích thước với giá cạnh tranh nhất Hà Nội. Cảm ơn quý khách hàng luôn tin tưởng và đồng hành cùng công ty chúng tôi!
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Bản quyền © 2013 Thuộc Công ty TNHH Công Nghiệp Phụ Trợ Hùng Cường | Email: cokhiphutro@gmail.com | ||
Địa chỉ: Số 45 tổ 23, P.Yên Sở, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, Việt Nam. |
Điện thoại: (04) 36 454 448 |
||
MST: 0106143255 |
Fax: (04) 36 454 449 |
thanh ren, ty ren, kẹp treo ty, bulong, bu lông, giá bu lông, giá bulong, bulong mong, bulong neo, kẹp xà gồ, kẹp treo ống, beam clamp, kẹp treo đèn
Chính sách vận chuyển và thanh toán Chính sách bảo hành Chính sách đổi hàng Chính sách bảo mật